Đỉnh điểm (thiên văn học)

Trong thiên văn học quan sát, đỉnh điểm hay cực điểm là thời điểm mà một thiên thể (Mặt Trời, Mặt Trăng, một hành tinh, ngôi sao, chòm sao hay thiên thể xa) đi qua kinh tuyển thiên thể của người quan sát. Các thời điểm này cũng được gọi là quá cảnh kinh tuyến, được đo đạc chính xác bằng một thiết bị gọi là kính thiên văn quá cảnh, và được sử dụng làm điểm mốc trong việc đếm thời gian và định hướng.Hàng ngày, các thiên thể được trông thấy di chuyển theo những đường tròn trên mặt cầu thiên thể do sự quay của Trái Đất, do đó có hai thời điểm mà thiên thể cắt đường kinh tuyến mỗi ngày.[1][2] Ngoại trừ ở các địa cực, một thiên thể bất kỳ đi qua đường kinh tuyến tại đỉnh điểm trên, khi nó đạt tới vị trí cao nhất trên đường chân trời, và gần 12 tiếng sau, là đỉnh điểm dưới khi nó đạt tới vị trí thấp nhất. Thời điểm đỉnh điểm (khi thiên thể tới đỉnh điểm) nói chung thường được sử dụng để chỉ đỉnh điểm trên.[1][2][3]Độ cao của một thiên thể (A) theo độ lúc đỉnh điểm trên bằng 90 độ trừ đi vĩ độ (L) của người quan sát cộng với xích vĩ của thiên thể (δ): A = 90° − L + δ.